10 sự kiện kinh tế 2008
Lạm phát vừa được đẩy lùi, nguy cơ suy giảm đã lộ diện. Trong bối cảnh khó khăn bao trùm lên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ 6,23%, hút vốn đầu tư nước ngoài lập kỷ lục mới.
Dưới đây là những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế năm qua, theo đánh giá của VnExpress.net.
1. Xăng dầu đắt chưa từng thấy
|
Ngày 21/7, giá xăng được điều chỉnh từ 14.500 lên 19.000 đồng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Đợt tăng giá xăng từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng một lít cuối tháng 7 là cú sốc với cả doanh nghiệp và người dân. Nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh chóng tăng vọt, chi phí sản xuất kinh doanh lên cao. Ngành vận tải bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi tài xế lãn công đòi tăng cước, các hãng hàng không thi nhau báo lỗ, hoãn kế hoạch cất cánh. Thị trường chứng khoán cũng choáng váng trước cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư.
Mức tăng giá kỷ lục 30% trên được giải thích là việc phải làm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và chia sẻ gánh nặng với Nhà nước do giá dầu thế giới leo lên đỉnh 147 USD mỗi thùng và thuế nhập khẩu bằng 0%.
Tuy nhiên khi giá dầu thế giới xuống mạnh và nhanh, xăng trong nước lại hạ từ từ nhỏ giọt. Sau 10 lần giảm giá, cuối cùng xăng về mức 11.000 đồng một lít, song nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn không chịu giảm.
2. Kiểm soát lạm phát thành công
|
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong năm. Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê |
Lạm phát lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 7, sau cơn sốt gạo cục bộ và cú sốc tăng giá xăng. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả năm là 20%, song thực tế từ giữa năm trở đi, liên tục ở mức trên 25% so với cùng kỳ và chạm đỉnh 28,32% vào tháng 8.
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Giải pháp cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, tạo sức ép hạ giá tiêu dùng hết hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước lãnh trọng trách thắt chặt tiền tệ, Bộ Tài chính siết nhập siêu và quản chặt giá các mặt hàng thiết yếu. Chính phủ đưa ra 8 gói giải pháp, trong đó yêu cầu cắt giảm đầu tư công, kêu gọi tiết kiệm chi tiêu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.
Liều thuốc mạnh đã phát huy tác dụng khi lần đầu tiên sau 18 tháng, CPI tăng chậm lại xuống mức âm vào tháng 10. Chỉ số của cả năm dừng ở 19,89%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, song vẫn thấp hơn nhiều so với dự báo và lo ngại của giới chuyên gia.
3. Nguy cơ suy giảm kinh tế lộ diện
Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái quý cuối cùng của năm đã tác động mạnh tới Việt Nam. Dấu hiệu suy giảm tăng trưởng lộ diện rõ nét khi tiêu dùng giảm mạnh, CPI ở mức âm 3 tháng liên tiếp, sản xuất kinh doanh đình đốn, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Nguồn thu ngân sách bị đe dọa do giá dầu thô sụt mạnh.
Chính phủ đã huy động mọi lực lượng chống suy thoái và tuyên bố chi 1 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế. Cộng với các khoản hỗ trợ vốn vay ưu đãi, giảm thuế, tổng gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng dự kiến lên tới 6 tỷ USD.
Lần đầu tiên trong một năm Chính phủ hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, từ 8-8,5% xuống 7% và hạ tiếp còn 6-6,5%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2008, GDP chỉ tăng 6,23%.
4. FDI lập kỷ lục mới
|
Các dự án công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2008. Ảnh: thehindubusiness |
Bất chấp những bất ổn về kinh tế vĩ mô và sóng gió trên thị trường tài chính quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam 2008 đạt trên 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần kỷ lục đạt được năm trước. Một loạt dự án quy mô hàng tỷ USD đã được công bố và sớm triển khai chỉ vài tháng sau cấp phép.
Giới đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao triển vọng đầu tư trung và dài hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới suy giảm có thể dẫn tới nguy cơ một số dự án FDI thép, bất động sản khó giải ngân vốn như đã đăng ký.
5. Nhật tạm ngừng ODA cho VN
|
Đại sức Nhật Bản Mitsuo Sakaba tại Hội nghị CG đầu tháng 12. Ảnh: PV |
Không ai lường trước nghi án hối lộ PCI lại có thể dẫn tới kết cục buồn đến vậy. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) đầu tháng 12, đại sứ Nhật bất ngờ công bố ngưng cấp vốn ODA cho Việt Nam, dù trước đó đã cơ bản thống nhất khoản vay ưu đãi 65 tỷ yen cho 3 dự án hạ tầng quan trọng tại Hà Nội và Hải Phòng.
Đây là lần đầu tiên một đối tác ngưng hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Hai bên đã có những bàn thảo để xử lý vướng mắc và cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda trong chuyến thăm Việt Nam những ngày cuối năm bày tỏ tin tưởng, Nhật sẽ sớm nối lại ODA.
Tổng vốn ODA cho 2009 đạt 5,014 tỷ USD, thấp hơn năm ngoái gần 400 triệu USD, nhưng được đánh giá là khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
6. Vn-Index sụt gần 70% giá trị
|
Hai năm trước không ai nghĩ chứng khoán Việt Nam có ngày quay lại vạch xuất phát.
Ảnh: Hoàng Hà |
Vn-Index khởi động ở 921,07 điểm nhưng cuối năm đã về sát mốc 300, đúng bằng vạch xuất phát của hai năm về trước. HaSTC-Index cũng "bốc hơi" gần 67% giá trị.
Hàng chục giải pháp cứu thị trường được đề xuất như lập quỹ bình ổn giá, bán cổ phiếu tự doanh, thậm chí phương án tạm đóng cửa giao dịch. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước được chọn mặt gửi vàng, dùng 5.000 tỷ đồng mua cổ phiếu để cứu giá, song kết quả như muối bổ bể. Ủy ban Chứng khoán buộc phải điều chỉnh biên độ 4 lần mà vẫn không thể làm xanh sàn giao dịch.
Cùng với diễn biến ảm đạm trên thị trường niêm yết, các phiên đấu giá cổ phần cũng thưa thớt hẳn, nhiều đại gia lần lượt trì hoãn IPO. Vietinbank cố gắng chào bán cổ phần vào cuối năm, song giá trúng chỉ nhỉnh hơn khởi điểm vài trăm đồng. Sự kiện Bông Bạch Tuyết bị ngừng giao dịch và có thể tính chuyện hủy niêm yết càng khiến bức tranh chung thêm ảm đạm.
7. Bong bóng bất động sản xì hơi
|
Thị trường nhà đất cuối năm: Thừa cung - thiếu cầu. Ảnh: Hoàng Hà. |
Bong bóng bất động sản căng phồng lên do những yếu tố ảo xuất phát từ năm trước và bắt đầu xì hơi khi nguồn vốn cho vay từ ngân hàng bị siết chặt. Mãi lực gần như bằng không, giá cả sụt mạnh. Đầu năm giá nhà đất giảm 10-15%. Sang tháng 3, mức sụt lên tới 50% và tiếp tục giảm sâu vào giai đoạn tháng 6-10, có dự án rơi đến 60-70% giá.
Trong năm, giới kinh doanh bất động sản còn đối mặt với nhiều vụ kiện tụng chưa từng có. Đó là câu chuyện bán khống số tầng của tòa nhà, các vụ đòi lại tiền hợp tác đầu tư vì dự án mập mờ về pháp lý hoặc có tiến độ rùa bò, tranh chấp tài sản chung riêng trong chung cư...
Dự báo của nhiều chuyên gia, năm 2008 chỉ mở đầu thời kỳ thoái trào mà ngành bất động sản phải hứng chịu. Nhiều khả năng 2009 sẽ là phần cao trào của kịch bản suy giảm với không ít khó khăn.
8. Ngân hàng vật lộn với khủng hoảng
|
Nhiều ngân hàng được cấp phép thành lập trong năm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Cơn bão tài chính thế giới cùng những bất ổn tiềm tàng đẩy toàn hệ thống ngân hàng vào vòng xoáy nghiệt ngã. Chính sách tiền tệ có công lớn trong việc kiểm soát lạm phát, song đã tạo những cú sốc với doanh nghiệp và chính các ngân hàng. Hàng loạt quyết định như phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất và giành giật vốn. Lãi suất đầu vào tăng cao, ngân hàng lâm vào cảnh càng cho vay càng lỗ vì không thể đẩy lãi suất đầu ra cao quá trần quy định.
Chưa kịp hoàn hồn với cuộc khủng hoảng thiếu thanh khoản, ngân hàng lại rơi vào một chiếc bẫy mới khi chính sách tiền tệ liên tiếp được nới lỏng. Chỉ trong vòng ba tháng cuối năm lãi suất cơ bản giảm 5 lần, 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn. Phần vốn huy động với lãi suất cao chưa kịp đẩy đi, ngân hàng lại phải nhanh chóng hạ lãi suất cho vay theo đúng quy định. Đã vậy, doanh nghiệp cũng không còn thiết tha vay vốn vì sản xuất đình đốn. Ngân hàng rơi vào cảnh thừa vốn mà không thể cho vay. Phần lớn các ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, thậm chí sẵn sàng đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên, lỗ lãi không phải là điều đáng ngại nhất. Họ sẽ bước sang năm mới với nỗi lo canh cánh về nợ xấu khó đòi, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.
9. Giá đôla vượt mốc 19.000 đồng
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,