Trực thuộc ĐH Quốc Gia TP.HCM, ICDREC hiện đang thực hiện dự án RFID. Ông Hoàng cho biết, sản phẩm của dự án bao gồm: thẻ RFID thụ động (Passive), thẻ RFID tích cực (Active) và chia làm 2 giai đoạn triển khai song song. Giai đoạn 1, phát triển sản phẩm dựa trên chip RFID mua của nước ngoài, gồm: chip Active RFID; thiết kế bo mạch Active RFID; Chip Passive RFID và phát triển phần mềm với thời gian dự kiến là 12 tháng. Giai đoạn 2, tự thiết kế từ chip RFID thành sản phẩm hoàn chỉnh, bao gồm thiết kế chip Active, thiết kế bo mạch Active RFID, thiết kế chip Passive, thiết kế thẻ Passive RFID. Thời gian phát triển phần mềm dự kiến là 18 tháng, tổng thời gian cho hai giai đoạn khoảng 18 tháng, dự kiến tổng chi phí từ 6 – 7 triệu USD.
Một số mô hình ứng dụng RFID tại Việt Nam: Giải pháp kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy đang được áp dụng tại công ty TECHPRO Việt Nam; Trạm thu phí xa lộ Hà Nội; Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động tại hầm đậu xe tòa nhà The Manor TP.HCM; Ngành vận chuyển hậu cần (logistics), kiểm soát toàn bộ hàng hóa từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng... Năm 2001, Thủ Tướng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống xe điện ngầm ở TP.HCM, Hà Nội và hướng đến hệ thống sẽ áp dụng vé điện tử sử dụng RFID. Tháng 11/2008 TP. Đà Nẵng đã triển khai dự án đầu tư vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (373,9 tỷ đồng) do ngân hàng Tái Thiết KFW (Cộng Hòa Liên Bang Đức) tài trợ, trong đó có ứng dụng vé là loại thẻ có thể mã hóa bởi ảnh hoặc vân tay bằng chíp RFID để kiểm soát tự động...
Ông Hoàng cho biết, công nghệ RFID sẽ được sử dụng để quản lý xe ôtô, xe máy... tại các trạm thu phí giao thông, người lái xe ôtô phải mua vé điện tử và gắn ở phía trước xe, đầu đọc gắn bên trên trạm sẽ tự động trừ tiền trên vé. Một số lĩnh vực tiềm năng của RFID như thẻ thông minh (Smart card), chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu điện tử (E-passport), ngành may mặc, lĩnh vực giày dép, đông lạnh, xuất khẩu nông sản, hệ thống giao thông công cộng, quản lý hành lý cho tổng công ty hàng không...
Tiềm năng phát triển
RFID xuất hiện từ hơn 50 năm trước. Gần đây RFID nổi lên tại Việt Nam nhờ có sự hỗ trợ hữu hiệu từ công nghệ số và bán dẫn, trong đó có những con chip nhận dạng rất nhỏ được gắn vào tem thuốc, động vật, sản phẩm. Dự báo, trong vòng từ 3-5 năm tới, công nghệ phổ biến sẽ là chip RFID 0,18 micromet.
Hệ thống RFID cho phép dữ liệu được truyền qua thẻ đến một hoặc nhiều bộ đọc thẻ và bộ đọc xử lý thông tin trực tiếp hoặc truyền về máy chủ để xử lý theo yêu cầu của ứng dụng cụ thể. Mô hình hoạt động như sau: khi một thẻ RFID đi vào vùng điện từ trường, nó sẽ phát hiện tín hiệu kích hoạt thẻ; Bộ đọc giải mã dữ liệu đọc thẻ và dữ liệu được đưa vào một máy chủ; Phần mềm ứng dụng trên máy chủ sẽ xử lý dữ liệu.
Trên thực tế, RFID được ứng dụng rất nhiều như: cấy lên vật nuôi để nhận dạng nguồn gốc và theo dõi vật nuôi tránh thất lạc và bị đánh cắp; đưa vào sản phẩm công nghiệp để xác định thông tin mã số series, nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát được sản phẩm nhập xuất... Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn với các cuốn sách giúp giảm thời gian tìm kiếm và kiểm kê, chống được tình trạng ăn trộm sách. RFID còn có thể ứng dụng lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa (mang theo người bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần). Ngoài ra, kỹ thuật RFID còn xác định vị trí, theo dõi, xác thực sự đi lại của mọi người, các đối tượng giúp nâng cao an ninh ở biên giới và cửa khẩu như mô hình hệ thống quản lý bằng RFID tại sân bay được DHS (hội an ninh quốc gia Mỹ) áp dụng từ 1/2005. Tại Mỹ từ tháng 10/2006 và tại Anh, Đức, Trung Quốc từ 2008, hộ chiếu và CMND gắn chip RFID lưu các thông tin như tên tuổi, quốc tịch, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh số... của người sử dụng đã được áp dụng.
Có 3 loại thẻ RFID:
ö Passive RFID: không có nguồn cấp bên trong;
ö Semi-passive RFID: giống thẻ thụ động ngoại trừ chi tiết pin nhỏ hơn cho phép IC của thẻ được cấp nguồn năng lượng không đổi;
ö Active RFID: có nguồn cấp bên trong để cung cấp cho các IC, thường ít lỗi và ổn định.
|
Đều là công cụ nhận dạng nhưng RFID đã phát triển hơn mã vạch - công cụ dùng để chứa thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô hàng, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra... RFID sử dụng phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến các điểm khác có khoảng cách và đầu đọc không nhất thiết phải thấy thẻ; khả năng giả mạo gần như không thể (phương pháp mã vạch rất dễ giả mạo); có khả năng đọc/ghi khi cập nhật thông tin và dung lượng dữ liệu lớn; khả năng đồng thời quét nhiều thẻ một lúc. RFID tái sử dụng nhiều lần với thời gian lâu, chịu được các điều kiện khắc nghiệt hơn nhưng giá thành tương đối cao nên chưa phổ biến rộng rãi.
|
Xem thêm:
phần mềm quản lý bán hàng,
phan mem quan ly ban hang,
phần mềm quản lý nhà hàng,
phan mem quan ly nha hang,
phần mềm bán hàng,
phan mem ban hang,
phần mềm nhà hàng,
máy in hóa đơn,
máy in mã vạch,
phần mềm quản lý kho,