Lý giải về sự sụt giảm này, ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Vinasa cho rằng: Việc mức tăng sụt giảm là hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, mức đầu tư cho CNTT bị cắt giảm, thậm chí có doanh nghiệp phần mềm Việt Nam bị công ty nước ngoài "xù nợ". Năm 2008 là năm không có biến đối quan trọng nào về chính sách cũng như môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp phần mềm. Hai chương trình của Chính phủ được các doanh nghiệp mong đợi nhiều là: chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010 được Thủ tướng ký ban hành đầu năm 2007 chưa giải ngân được đồng nào. Nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn...
Trong bối cảnh khó khăn, năm 2009, trọng tâm công tác của Vinasa là giúp các doanh nghiệp phần mềm trụ vững và vượt qua khó khăn của suy thoái kinh tế, các hoạt động phát triển thị trường nội địa sẽ được đẩy mạnh, hoạt động quốc tế sẽ tập trung vào thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ. Bên cạnh đó, Vinasa sẽ tổ chức các diễn đàn gia công phần mềm Việt Nam trực tiếp tại Nhật, Đức nhằm quảng bá cho ngành phần mềm và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.
Đối với thị trường nội địa, lần đầu tiên sẽ có chương trình trình diễn giới thiệu sản phẩm lưu động do Vinasa phối hợp với các địa phương thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các đơn vị ứng dụng CNTT. Một hoạt động quan trọng khá của Vinasa đó là khảo sát và xây dựng báo cáo toàn cảnh ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, đây là hoạt động cần thiết để có cơ sở hoạch định các chính sách phát triển cho ngành phần mềm từ trước tới nay Việt Nam chưa thực hiện.
Theo ông Công, năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khối lượng công việc có thể giảm, nhưng đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp tái cấu trúc và củng cố doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng cho giai đoạn kinh tế hồi phục. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức chuyên ngành từ Nhật Bản, Vinasa sẽ hoàn tất và đưa vào thử nghiệm hệ thống xếp bậc nhân lực ngành phần mềm, thống nhất việc đánh giá năng lực của lao động trong ngành này theo chuẩn mực quốc tế, tạo sự thuận lợi cho hợp tác giữa doanh nghiệp cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.
Theo Báo Tin Hoc và Tài chính
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,